• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động

Ngày đăng

Vận động, khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo luật định là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong nội dung đổi mới chính sách BHXH nhằm phát triển bền vững hệ thống an sinh xã hội, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động.



SAU 20 NĂM, SỐ NGƯỜI THAM GIA BHXH TĂNG 2,84 LẦN

 

Sau 20 năm đi vào hoạt động, BHXH tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tỉnh nhà.

 

Trước năm 1995, đối tượng tham gia BHXH chỉ bao gồm người lao động trong khu vực Nhà nước nên số lượng rất hạn chế. Từ năm 1995, thực hiện Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã mở rộng ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.

 

Những năm đầu thành lập, việc vận động đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh gặp nhiều khó khăn bởi cả chủ sử dụng lao động và người lao động chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, quyền lợi chính sách BHXH. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh phần lớn có quy mô nhỏ, ít lao động, thường xuyên biến động nên số người tham gia BHXH rất thấp. Thời điểm nhận bàn giao từ các ngành chuyển sang, toàn tỉnh chỉ có 395 đơn vị tham gia BHXH cho 17.946 lao động.

 

Từ khi thành lập, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, lãnh đạo BHXH tỉnh quyết tâm nhập cuộc với sự cố gắng cao nhất. Một mặt vận động cán bộ nghiên cứu quy trình quy định, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của BHXH Việt Nam, đảm bảo thu đúng đối tượng; mặt khác chủ động tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra các chủ trương, nghị quyết nhằm thực hiện tốt chính sách BHXH ở tỉnh.

 

Năm 1997, cùng với cả nước thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TU ngày 29/5/1998 về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH theo tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị”.

 

Sau 5 năm hoạt động, công tác BHXH ở tỉnh bắt đầu có bước phát triển tương đối rõ nét, số người tham gia tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2002, số người tham gia BHXH tăng lên 31.310 người, gấp 1,8 lần năm 1995. Đến năm 2003, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tiếp tục được mở rộng đến người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế.

 

Năm 2006, Luật BHXH được Quốc hội thông qua, quy định ngoài đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn có BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với cơ chế chính sách sửa đổi, bổ sung Luật BHXH đã tạo hành lang pháp lý giúp ngành BHXH làm tốt việc khai thác mở rộng đối tượng. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh còn chủ động phối hợp các cơ quan liên quan tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện đề nghị xử phạt những đơn vị trốn đóng BHXH. Nhờ vậy, qua 20 năm, số người tham gia BHXH tăng nhanh qua từng năm: Năm 1995 có 17.946 người tham gia BHXH; năm 2000: 28.205 người; năm 2005: 34.908 người; năm 2014: 50.283 người. Tính đến 30/6/2015, toàn tỉnh có 50.963 người (trong đó có 48.875 người tham gia BHXH bắt buộc, 2.088 người tham gia BHXH tự nguyện) tham gia, tăng 2,84 lần so với năm 1995.

 

YÊU CẦU MỚI, THỬ THÁCH MỚI

 

Phú Yên là tỉnh thuần nông, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động thấp và không ổn định; các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động làm việc trong doanh nghiệp chiếm tỉ lệ không cao… Do vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH rất khó khăn.

 

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm ăn khó khăn nên cắt giảm lao động; hàng loạt doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Về phía người lao động, do sức ép có việc làm cũng đành thỏa thuận với doanh nghiệp trốn đóng BHXH, trong khi việc thanh tra xử phạt của ngành chức năng hiệu quả không cao. Thêm vào đó, đa số lao động trên địa bàn tỉnh làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ thiếu ổn định, thường xuyên bỏ việc, bất chấp hợp đồng và một khi chưa có ý định làm ăn lâu dài thì bản thân họ không muốn đóng BHXH. Ngoài ra, việc khai thác thu BHXH tự nguyện ở tỉnh còn hạn chế do thu nhập của người dân Phú Yên còn thấp. Sau 7 năm triển khai, toàn tỉnh chỉ có hơn 2.100 người tham gia; trong đó có gần 1.000 người do ngân sách tỉnh hỗ trợ mức đóng như phó trưởng công an xã, công an viên, xã đội phó và đa phần còn lại là những người có thời gian đóng BHXH bắt buộc cần đóng thêm số ít năm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

 

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động là vấn đề rất quan trọng được xã hội quan tâm, mang tính ổn định lâu dài. Mục tiêu phấn đấu số người tham gia BHXH ở Phú Yên đến năm 2020 đạt tỉ lệ 50% lực lượng lao động theo Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị thực sự là nhiệm vụ rất nặng nề đang đặt ra cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức toàn hệ thống BHXH tỉnh. Để làm tốt công tác giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia, BHXH tỉnh kịp thời điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH khi Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu hoặc sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách mới liên quan đến quyền lợi đối tượng. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các chế độ chính sách theo các văn bản Nhà nước quy định, như: phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề… với số lượng rất lớn nhưng BHXH tỉnh vẫn thực hiện chi đúng, chi đủ kịp thời và nhanh nhất cho đối tượng.

 

Từ ngày 1/1/2016, Luật BHXH có hiệu lực, một số quyền lợi đối với người tham gia BHXH có thay đổi theo hướng công bằng, theo nguyên tắc “đóng nhiều - hưởng nhiều”. Việc giải quyết các chế độ BHXH cũng được quan tâm, đảm bảo tất cả vì đối tượng phục vụ.

baophuyen.com.vn

HOÀNG KIM

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top